TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản là giải pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay .Môi trường nước không đảm bảo chất lượng sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề đến các hồ nuôi trồng thủy sản: tôm, cá,….

Chính vì thế mà nhiều khu vực đã và đang tiến hành công tác quan trắc môi trường thường xuyên hơn nhằm giảm thiểu dịch bệnh và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Có rất nhiều hộ nuôi tôm có diện tích lớn nhưng vẫn chưa có ao lắng và hệ thống xử lý nước thải thủy sản nên người nuôi bắt buộc phải xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Vì thế mà trong thời gian gần đây nhiều hộ nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng bị bỏ hoang hoặc thả nuôi bị thua lỗ nặng nề do dịch bệnh gây ra.

Nghiêm trọng hơn, môi trường nuôi trồng thủy sản có chiều hướng suy thoái và khó kiểm soát do các vấn đề liên quan đến nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không ngừng gia tăng khiến dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế quan trắc môi trường nước không chỉ giúp thông tin kịp thời những diễn biến môi trường mà giữ vai trò quan trọng trong việc dự báo kịp thời những thay đổi bất thường.

VÌ SAO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG RẤT CẦN THIẾT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN?

Việc quan trắc thường xuyên tại các vùng nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp người nuôi chủ động theo dõi và phát hiện nhiều nguồn tác động xấu đến môi trường ao nuôi. Từ các kết quả quan trắc này, cơ quan quản lý có thể dễ dàng đánh giá tác động môi trường các hoạt động nuôi trồng thủy sản có tác động như thế nào đến môi trường xung quanh.

Một số chỉ tiêu quan trắc môi trường ao nuôi như nhiệt độ, pH, vùng khí chứa hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn, nitrit, khí độc NH3/NH4+, độ kiềm, độ cứng, NO3-, H2S, TSS, nhu cầu oxy hóa học, Coliform, vi khuẩn, tảo, hàm lượng kim loại nặng (Cd, Hg, Pb), hóa chất bảo vệ thực vật. Tất cả dữ liệu và thông tin quan trắc được tổng hợp và phân tích đến từng vùng cụ thể để phản ánh diễn biến môi trường theo từng không gian và thời gian thích hợp.

Nguồn dữ liệu quan trọng này sẽ làm cơ sở để người nuôi thay đổi phương thức và cách thức nuôi thủy sản chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong và ngoài nước. Trong thời điểm độ mặn trong nguồn nước xuống mức thấp nhất không nên cấp nước vào ao nuôi, không nên để độ mặn giảm đột ngột vì rất dễ ảnh hưởng đến thủy sản. Khi cấp nước cần bổ sung vào ao lắng lọc có đi qua túi lọc, sau đó mới xử lý trong ao lắng lọc trước khi cấp cho ao nuôi.

Tránh ảnh hưởng từ các điều kiện môi trường xung quanh như :khí hậu, thời tiết,... có sự thay đổi đột ngột sẽ làm thay đổi và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thủy sản. Để ổn định môi trường và nâng cao sức đề kháng, người nuôi cần dự trữ nước sạch trong ao lắng để thay thế một phần ao nuôi, bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp, nguồn nước thay đổi màu sắc hoặc có váng bọt nổi lên trên.

Cần cân bằng pH, độ mặn độ kiềm trong ao, xả bớt tầng nước mặt để giảm nguy cơ độ mặn giảm xuống đột ngột, thường xuyên kiểm tra và duy trì pH thích hợp từ 7 – 9.

Bên cạnh đó có thể định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát tảo, ổn định độ kiềm, giảm khí H2S, NH3, NO2- và mật độ vi khuẩn trong ao nuôi. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn, tránh để dư thừa tích tụ trong nguồn nước. Các chủ nuôi thủy sản cần chú trọng đến tần suất quan trắc môi trường định kỳ 2 lần/tháng để kiểm tra thông số về môi trường. Kết quả quan trắc và khuyến cáo của cơ quan quản lý sẽ thông tin kịp thời đến từng hộ nuôi trồng thủy sản.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản đã có các bước phát triển mạnh mẽ và thu được những thành tựu to lớn. Góp phần vào việc giảm nghèo, tạo thu nhập, việc làm cho một bộ phận lao động, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. 

Nuôi trồng thuỷ sản đã có các bước phát triển mạnh mẽ và thu được những thành tựu to lớn

Bên cạnh những thành tựu quan trọng, nuôi trồng thuỷ sản cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tồn tại về môi trường và dịch bệnh. Hiện nay môi trường nuôi thủy sản đang gặp tình trạng suy thoái, đang có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát như: 

  • Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp.
  • Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản không ngừng phát triển đã làm gia tăng vấn đề dịch bệnh thủy sản.

Chính vì thế việc tăng cường quản lý để kiểm soát ô nhiễm môi trường và dịch bệnh đang là vấn đề cấp bách. Giải pháp tối ưu nhất hiện nay chính là quan trắc môi trường nước nuôi trồng. 

LỜI KẾT

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của ATPro Corp về hệ thốngquan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản. Thông qua bài viết, ATPro Corp mong muốn khách hàng của mình khi sử dụng dịch vụ, hệ thống quan trắc môi trường của chúng tôi luôn luôn nắm được tất cả thông tin, quy định liên quan đến hệ thống quan trắc.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách cần tư vấn, thiết kế các hệthống quan trắc khí thảiquan trắc nước thải, ….Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 028.3842.5001 – 028.3842.5226

Chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ!

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KĨ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

CHI TIẾT QUY TRÌNH QUAN TRẮC MỰC NƯỚC NGẦM 2021

TÌM HIỂU CÁC LOẠI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG